Tin tức mới

Blog tags

Không có tags nào.

Video mới

Làm gì khi Chuột Hamster bị bệnh ướt đuôi

Một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm, thủ phạm gây nên sự ra đi vĩnh viễn của hàng loạt Chuột Hamster đó chính là bệnh ướt đuôi. Hiểu về bệnh như thế nào cho đúng? Nguyên nhân gây bênh ra sao? Cách phòng và chữa trị làm sao cho hiệu quả là câu hỏi của rất nhiều bạn mới nuôi. Hầu hết các bạn mới nuôi đều gặp phải tình trạng. Qua quá trình theo dõi và chăm sóc, shop mình rút ra được nhiều kinh nghiệm và hôm nay muốn chia sẽ những thông tin đó đến với mọi người. Nào, hãy cùng cửa hàng thú cưng THE HAMSTER tìm hiểu nội dung nào!

Đuôi ướt là một bệnh nhiễm khuẩn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể trạng của các bé Hamster. Bệnh có thể lây lan và nếu không chữa trị kịp thời có thể cả đàn Hamster sẽ chết chỉ trong vài ngày. Nếu bạn phát hiện những dấu hiệu dưới đây thì nên nhanh chóng chữa trị để không ảnh hưởng đến tính mạng của các bé.

1. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐUÔI ƯỚT Ở HAMSTER.

- Bạn lật ngửa Hamster lên và xem dưới phần gần đuôi. Nếu phát hiện có những chất dịch nhày bết vào phần lông và đuôi của bé thì bé có thể bị bệnh rồi đấy. Nếu bé bị ướt đuôi nặng, phần khu vực bị bết bẩn có thể lan rộng đến bụng của Hamster.

- Bạn quan sát thêm bạn sẽ ngửi thấy có mùi hôi quanh khu vực chuồng do Hamster tiêu chảy quá nhiều.

- Khi bị tình trạng ướt đuôi, Chuột Hamster không còn chải chuốt, đi đứng chậm chạp, mắt trũng và thường lâm vào tình trạng hôn mê nhiều giờ.

- Bệnh ướt đuôi cũng thường làm bé ngủ li bì trong trong tư thế gập người, thức ăn trong chén chỉ vơi đi rất ít.

Nếu phát hiện những dấu hiệu khác lạ giống mô tả bên trên thì Hamster của bạn có khả năng bị bệnh ướt đuôi rồi đấy.

2. NHỮNG VIỆC BẠN CẦN LÀM NGAY KHI HAMSTER BỊ ĐUÔI ƯỚT.

- Xem xét có bao nhiêu bé bị bệnh ướt đuôi

- Tách riêng những bé đã bị bệnh ra một lồng nuôi khác

- Đổ hết tất cả thức ăn và lót chuồng có trong lồng nuôi mà Hamster đang sống. Sau đó vệ sinh sạch sẽ để Hamster khỏe mạnh không bị lây nhiễm.

- Ngay lập tức đưa các bé bị bệnh đến bác sĩ thú y gần nhất (nếu có). Các bác sĩ thú y sẽ kê toa thuốc kháng sinh - Một loại thuốc đặc trị bệnh tiêu chảy và chống mất nước. Bệnh ướt đuôi rất nguy hiểm, bạn cần thực hiện các biện pháp chữa trị càng sớm càng tốt.

- Nếu chỗ bạn không có bác sĩ thú y:

+ Bạn chuẩn bị một chuồng mới với đầy đủ lót chuồng và đồ ăn cho những Hamster bị bệnh. Lúc này Hamster đang mất nước và tiêu chảy rất nhiều, do đó bạn chỉ nên cung cấp thực phẩm khô, không nên cho ăn các loại trái cây, hoa quả. 

+ Mua 1 bình thuốc tiêu chảy dành cho thỏ bọ, Hamster ở tiệm thú cưng (nếu không có bạn cũng có thể mua thuốc tiêu chảy - Pedialyte - cho em bé ở các nhà thuốc gần nhất).

+ Nhỏ 1 vài giọt vào bình nước uống mà bé đang dùng (khoảng 2 – 4 giọt). Chú ý nước uống lúc này bạn nên dùng nước sôi để nguội để tránh các vi khuẩn gây hại cho bé. Nếu Hamster không chịu uống nước bạn có thể nhỏ thuốc tiêu chảy vào thức ăn khô (nếu thuốc tiêu chảy dạng bột thì rải đều lên phần thức ăn).

+ Tiếp tục theo dõi vào cho bé vài ngày khi phát hiện bệnh. Mỗi ngày bạn cần thay lót chuồng mới và làm vệ sinh lồng nuôi. Khi cho ăn nhớ cho 1 lượng vừa đủ, nếu ăn không hết bạn nên bỏ đi chứ không nên tận dụng cho Hamster khác ăn. Bạn cũng nên chọn các loại thức ăn sạch và khô để tránh vi khuẩn bám vào.

- Theo dõi các bé thường xuyên trong vài ngày, nếu Hamster của bạn bắt đầu hoạt động trở lại: ăn nhiều hơn, uống nước được và hay đi lại thì đó là dấu hiệu của bé đang lành bệnh. Tuy nhiên, lúc này vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Hãy tiếp cho bé uống thuốc trong vòng ít nhất 7 ngày.

3. NHỮNG VIỆC NÊN LÀM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ KHI HAMSTER BỊ ĐUÔI ƯỚT.

- Giảm stess hay bất cứ điều gì làm bé căng thẳng: Stress là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đuôi ướt. Do đó bạn cần loại bỏ bất kỳ sự làm phiền hay khó chịu ở môi trường Hamster sinh sống như tiếng: ánh sáng, chó sủa, chú mèo vờn quanh chuồng và bất cứ điều gì ồn ào gần đó.

- Giữ ấm cho hamster: Không để bé ở nơi quá lạnh. Nếu nơi bạn sinh sống có nhiệt độ thấp thì nên che chắn kỹ càng. Bắt thêm bóng đèn sợi tóc nếu cảm thấy cần thiết. Khi che chắn nên chừa các lỗ thoáng khí để bé không bị ngột.

- Hạn chế di chuyển các bé Hamster trong quá trình mang bệnh hoặc có dấu hiệu bị mệt.

- Vệ sinh sát trùng, phơi nắng thường xuyên các vật dụng: lồng nuôi, bình nước, thức ăn và đồ chơi. Làm sạch lồng mỗi 2 hoặc 3 ngày. Không nên làm vệ sinh quá nhiều có thể khiến bé cảm thấy stress hơn.

- Giữ cho Hamster luôn có đủ nước: Hãy chắc chắn rằng bé Hamster có nước uống bất cứ lúc nào vì lúc này cơ thể của bé đang cần để hồi phục.

- Không thay đổi các thức ăn mà Hamster thường dùng hằng ngày (trừ khi bác sĩ thú y tư vấn cho các bạn). Điều này có thể gây ra căng thẳng hơn.

- Rửa tay, sạch sẽ khi tiếp xúc với bé

- Cuối cùng vứt bỏ bất cứ thứ gì mà không thể khử trùng được.

Trên đây là những việc cần làm khi Chuột Hamster bị bệnh ướt đuôi. Hy vọng những thông tin trên hữu ích. Chúc các bạn có những bé Hamster khỏe mạnh, đáng yêu.

Bình luận

Hiền

Hiền - 08/11/2024 21:52:25

Bé nhà em lông chỉ vàng nhưng không có dịch nhầy vậy bé có bị bệnh không ạ

swespopaY

swespopaY - 06/05/2022 03:08:29

https://newfasttadalafil.com/ - cialis without prescription Pgjvwx Provental Inhaler Without A Script Site of block is usually within the AV node c. Cialis They are made up of the outer portion called the cortex and the inner portion called the medulla. Gfajbf removal of hand bones Vwrwkg https://newfasttadalafil.com/ - buy cialis non prescription Qcqrpt Levitra Prezzi Farmacia

Nguyễn Thị Xuân Trúc

Nguyễn Thị Xuân Trúc - 03/20/2021 23:20:50

Bé nhà em phần dưới bị ướt nhưng mà không có bị bết hay có màu gì hết, phần ướt giống như là bị nước nhiễu lên, lúc ướt lúc lại không nữa nhưng mà ướt dữ lắm. Bé cũng không ngủ gập người, không bị tiêu chảy, mùi thì em cảm thấy cũng không hôi lắm. Cho em hỏi bé có phải đang bị bệnh không ạ

Viết bình luận